top of page
D3.jpg

81 quốc gia hiện đang khám phá CBDC – Khi nào Việt Nam?

13/09/2021 lúc 11:01 PM

Tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) có lẽ không phải là ưu tiên hàng đầu đối với hầu hết người tiêu dùng toàn cầu. Nhưng chúng ta có thể sớm không còn lựa chọn nào khác ngoài việc suy nghĩ về nó.

Một trình theo dõi CBDC mới đã được ra mắt bởi Geoeconomics Center của Atlantic Council – một tổ chức phi đảng phái, thúc đẩy sự tham gia và vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Phiên bản gốc của trình theo dõi CBDC, ra mắt vào tháng 4 năm 2020, đã được Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) sử dụng.

Theo trình theo dõi mới:

“81 quốc gia (chiếm hơn 90% GDP toàn cầu) hiện đang khám phá CBDC. Trong báo cáo ban đầu của chúng tôi được công bố vào tháng 5 năm 2020, chỉ có 35 quốc gia đang xem xét việc phát triển CBDC.

Trong số 4 ngân hàng trung ương lớn (Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Anh), Hoa Kỳ đang tụt hậu trong việc phát triển một loại tiền kỹ thuật số được nhà nước hậu thuẫn”.

Bản đồ thế giới về CBDC | Nguồn: Geoeconomics Center


Hồi tháng Hai, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết đồng đô la kỹ thuật số đang được “ưu tiên tối đa”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh sự cần thiết trong việc “làm đúng” ngay từ đầu thay vì vội vàng ra mắt, đặc biệt là để cạnh tranh với đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc.

Jerome Powell gần đây đã nói trong một phiên điều trần trước quốc hội vào ngày 15 tháng 7 tại Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện:

“Bạn sẽ không cần stablecoin, bạn sẽ không cần tiền điện tử nếu bạn có tiền kỹ thuật số của Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng đó là một trong những lập luận mạnh mẽ hơn ủng hộ nó”.

Trong khi đó Geoeconomics Center cho biết thêm rằng, “5 quốc gia hiện đã hoàn thiện việc ra mắt tiền kỹ thuật số” gồm Bahamas, Saint Kitts và Nevis, Antigua và Barbuda, Saint Lucia và Grenada.

“14 quốc gia khác, bao gồm các nền kinh tế lớn như Thụy Điển và Hàn Quốc, hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm CBDC của riêng họ và chuẩn bị sẵn sàng cho một lần ra mắt hoàn thiện”.

Josh Lipsky, Giám đốc Geoeconomics Center và là cựu cố vấn cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận xét:

“Trước Covid, CBDC chủ yếu là một mớ lý thuyết hỗn độn. Nhưng với nhu cầu phân phối kích thích tiền tệ và tài khóa chưa từng có trên toàn thế giới, kết hợp với sự gia tăng của tiền điện tử, các ngân hàng trung ương đã nhanh chóng nhận ra rằng họ không thể để sự phát triển của tiền tệ trôi qua một cách lãng phí”.

Việt Nam thì sao?

Việt Nam bén duyên với CBDC bắt nguồn từ Quyết định 942 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ tháng Sáu. Theo đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain).

Ông Nguyễn Thanh Bình, điều phối viên Trung tâm Fintech-Crypto của Đại học RMIT Việt Nam, khẳng định rằng Chiến lược phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2021 – 2025 có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng CBDC.

Về khía cạnh luật định, Việt Nam đã có các quy định cấm phát hành, cung cấp và sử dụng tiền điện tử cho thanh toán. Với CBDC, nước ta đang trong giai đoạn nghiên cứu từ các mô hình CBDC khác nhau, đặc biệt từ DCEP của Trung Quốc.

Vậy Việt Nam chúng ta đang ở đâu trên bản đồ CBDC thế giới? Hiện vẫn chưa có câu trả lời nhưng có lẽ sẽ không lâu nữa.


Sưu tầm: Phòng KT VN Dealshaker

20 lượt xem

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
Bài đăng: Blog2_Post
bottom of page